CÂY CÀ PHÊ : CẤU TẠO, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, QUY TRÌNH TRỒNG

Cây cà phê thuộc nhóm thực vật với họ thiến thảo (Rubiaceae), đây là họ với nhiều loại thực vật khác nhau, có loại chứa caffein, loại khác thì không.

CÂY CÀ PHÊ : CẤU TẠO, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, QUY TRÌNH TRỒNG

Cây cà phê thuộc nhóm thực vật với họ thiến thảo (Rubiaceae), đây là họ với nhiều loại thực vật khác nhau, có loại chứa caffein, loại khác thì không. Xét về hình thái, những loại thuộc dòng thiến thảo đa phần là những cây thân gỗ, chỉ một số ít khác cây cà phê như cây canh-gi-na, cây câu đằng…

CÂY CÀ PHÊ : CẤU TẠO, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, QUY TRÌNH TRỒNG

Cây cà phê là loại cây được trồng phổ biến với hơn 50 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, cây cà phê được trồng chủ yếu với 3 dòng chủ đạo sau đây :
+ Coffea Canephora hay còn được gọi là Cà phê Robusta, Cà phê vối : Đây là cây cà phê được trồng rất phổ biến ở nước ta, sản lượng chiếm đến 80% tổng sản lượng trên thị trường.

CÂY CÀ PHÊ : CẤU TẠO, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, QUY TRÌNH TRỒNG

+ Coffea Arabica hay Cà phê Arabica, Cà phê chè, cà phê Blue Mountain.
CÂY CÀ PHÊ : CẤU TẠO, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, QUY TRÌNH TRỒNG
+ Coffea Excelsa hay còn có tên Cà phê Liberia, Cà phê mít.
CÂY CÀ PHÊ : CẤU TẠO, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, QUY TRÌNH TRỒNG

CÂY CÀ PHÊ CÓ CẤU TẠO RA SAO

THÂN CÂY CÀ PHÊ

Thân cây cà phê ở mỗi loại sẽ có các chiều cao khác nhau, đối với cây cà phê Robusta (cà phê vối) sẽ có thân cây cao đến 10m, trong khi đó thân cây cà phê Arabica (cà phê chè) chỉ cao 6m. Mặc dù vậy, ở các trang trại trồng cà phê, người ta phải cắt tỉa chỉ còn 2 đến 4m nhằm dễ dàng cho việc thu hoạch.

CÂY CÀ PHÊ : CẤU TẠO, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, QUY TRÌNH TRỒNG

Với hình dáng cành thon dài, lá cuống ngắn màu xanh đậm, hình oval. Bề mặt trên của lá cà phê có màu xanh đậm, dưới xanh nhạt cùng chiều dài khoảng từ 8 đến 15cm, rộng 4 đến 6cm. Ngoài ra, rễ của cây cà phê là rễ cọc, cắm sâu vào đất từ 1 đến 2,5m cùng nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh.

HOA CÂY CÀ PHÊ

Hoa của cây cà phê có màu trắng, hình dáng năm cánh, thường được nở thành chùm đôi hoặc ba, nhìn bên ngoài khá giống với hoa nhài. Thời gian nở của hoa cà phê chỉ trong vòng từ 3 đến 4 ngày, thời gian thụ phấn chỉ khoảng vài tiếng. Đối với một cây cà phê trưởng thành sẽ có khoảng từ 30 nghìn đến 40 nghìn bông.

CÂY CÀ PHÊ : CẤU TẠO, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, QUY TRÌNH TRỒNG

Trong giai đoạn cây cà phê ra hoa, người chuyên môn đã có thể đánh giá đầu tiên về vụ mùa cà phê của mình. Tuy nhiên, các yếu tố về thời tiết như rét đậm, hạn hán có thể ảnh hưởng mạnh đến vụ mùa và đảo lộn hết những đánh giá đầu tiên này.

QUẢ CÂY CÀ PHÊ

Do là loại cây tự thụ phấn, chính vì vậy mà các yếu tố như gió, côn trùng tác động quan trọng đến quá trình sinh sản của cây cà phê. Kể từ thời điểm thụ phấn, quả cà phê sẽ lớn dần trong 7 đến 9 tháng với hình dạng bầu dục, khá giống quả anh đào. Trong giai đoạn chín, màu sắc của trái cà phê có sự thay đổi dễ nhận thấy đó là từ màu xanh sang vàng và chín sẽ là màu đỏ. Chính vì thời gian thụ phấn và phát triển như vậy mà một vụ cà phê có khi kéo dài cả năm trời.

CÂY CÀ PHÊ : CẤU TẠO, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, QUY TRÌNH TRỒNG

Đối với những quả cà phê thông thường sẽ chứa hai hạt (ngoại trừ cà phê Culi chỉ chứa một hạt duy nhất) và được bao bọc bởi phần thịt quả bên ngoài. Hai hạt cà phê có vị trí nằm ép sát với nhau, tiếp xúc là mặt phẳng, hướng ra bên ngoài là vòng cung. Ngoài ra, mỗi hạt đều được bao bọc bởi 2 lớp màng mỏng. Hình dáng hạt cà phê khác nhau tùy vào mỗi loại, từ tròn đến dài, màu sắc khi còn tươi sẽ là màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CÀ PHÊ

Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày đầy đủ quá trình hình thành và phát triển của cây cà phê Robusta hay cà phê vối, đây là loại cây cà phê được trồng phổ biến nhất tại Việt Nam, sản lượng chiếm đến hơn 80% tổng sản lượng trên thị trường hiện nay.
Thời gian sinh trưởng của cà phê Robusta khá dài, khoảng 10 tháng và được chia thành 4 giai đoạn.

GIAI ĐOẠN NGỦ

Sau giai đoạn thụ tinh, quả cà phê lúc này đã được hình thành với kích thước nhỏ thường gọi với cái tên “đầu đinh”. Trong giai đoạn này, quả của cây cà phê sẽ rơi vào trạng thái ngủ, thời gian kéo dài từ 6 đến 10 tuần tùy vào lượng nước mà cây hút được.

GIAI ĐOẠN TĂNG KÍCH THƯỚC

Khi cây cà phê đã hút đủ lượng nước cần thiết sẽ bắt đầu bước sang giai đoạn 2. Giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng từ 8 đến 10 tuần, trong khoảng thời gian này quả của cây cà phê sẽ có sự gia tăng nhanh chóng về kích thước, khối lượng tươi cũng có sự gia tăng nhưng khối lượng khô không tăng nhiều.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ về kích thước gồm kích thước quả lẫn kích thước vỏ trấu (đây là phần sẽ chứa nhân cà phê sau này). Kết thúc giai đoạn 2 này sẽ là sự ổn định của vỏ trấu và kích thước của hạt cà phê cũng đã được định hình. Đây là khoảng thời gian quan trọng quyết định đến kích thước của nhân cà phê, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm cà phê sau này.
 

CÂY CÀ PHÊ : CẤU TẠO, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, QUY TRÌNH TRỒNG

GIAI ĐOẠN TĂNG KHỐI LƯỢNG CHẤT KHÔ

Đây là giai đoạn mà khối lượng hạt, đặc biệt là khối lượng khô tăng lên đáng kể, trong khi đó kích thước vỏ trấu gần như không thay đổi. Kéo dài từ 14 đến 16 tuần, đây là khoảng thời gian quyết định đến năng suất và phẩm chất của hạt cà phê sau này. Ngoài ra, ở giai đoạn 3 này các dinh dưỡng, khoáng chất đặc biệt là kali, phốt pho được phát huy tác dụng. Và điều này sẽ tăng tỉ lệ rụng quả.

GIAI ĐOẠN QUẢ CHÍN

Đây là giai đoạn kéo dài từ 4 đến 5 tuần. Khoảng thời gian này, vỏ cà phê sẽ tăng mạnh về kích thước nhưng kích thước nhân gần như không đổi, khối lượng hạt cũng có tăng. Giai đoạn chín này sẽ có sự chuyển hóa các chất có trong hạt của cây cà phê cũng như là hương vị và chất lượng bên trong. Đây là giai đoạn mà bạn có thể thấy được sự thay đổi rõ rệt về màu sắc, độ cứng vỏ của trái cà phê.
CÂY CÀ PHÊ : CẤU TẠO, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, QUY TRÌNH TRỒNG

QUY TRÌNH TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY CÀ PHÊ

ĐẤT TRỒNG

Đối với cây cà phê nên trồng ở những vùng đất có tầng đất dày và tơi xốp, dễ thoát nước, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, vì là loại cây trồng lâu năm nên cần cải tạo hoặc thay đất định kì 2 đến 3 năm một lần.

THIẾT KẾ VƯỜN

+ Phụ thuộc vào địa hình của khu vực là bằng phẳng hay dốc thoải mà ta thiết kế vườn theo những lô riêng biệt, chiều dài mỗi lô song song với đường đồng mức. Mỗi lô nên chia thành nhiều lô nhỏ hơn khoảng 1ha nếu diện tích trồng lớn.
+ Thiết kế xung quanh mỗi lô sẽ là các đai rừng và đường vận chuyển, cũng là đường quay máy vuông góc với hàng cà phê, chiều rộng nên vào khoảng 7 đến 7,5m.
+ Ngoài ra, đối với những địa hình dốc cao trên 80 phải đảm bảo việc thiết kế thuận lợi cho xe cơ giới di chuyển và chăm sóc cũng như đảm bảo những phương án cho việc bị xói mòn đất.

HỐ TRỒNG

Diện tích đối với hố trồng cây cà phê nên tối thiểu là 50x50x50cm, đối với những loại đất cằn thì cần phải đào sâu hơn khoảng 10%. Tiếp theo trộn phân bón lót cho hố trồng khi đào xong với tỷ lệ 0,5 kg phân lân và 15 kg phân chuồng hoai mục, 1kg vôi bột để khử trùng. Trộn đều trên đất rồi lấp lại, sau 1 tháng mới bắt đầu trồng cây cà phê.
 

CÂY CÀ PHÊ : CẤU TẠO, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, QUY TRÌNH TRỒNGMẬT ĐỘ TRỒNG CÂY CÀ PHÊ

+ Đối với cà phê Robusta hay cà phê vối, khoảng cách giữa mỗi cây cà phê nên là từ 2,5m đến 3,5m tương đương với mật độ 1300 cây trên mỗi héc ta.
+ Đối với cà phê Cattimor hay cà phê chè, khoảng cách giữa mỗi cây cà phê nên là 1 đến 2m tương đương với mật độ 5000 cây trên mỗi héc ta.

THỜI VỤ

Đối với trồng cây cà phê, quan trọng là vẫn phải đảm bảo lượng nước tưới được đầy đủ. Chính vì vậy thời gian trồng tốt nhất là đầu mùa mưa, những vùng có nước tưới thì có thể trồng vào cuối mùa mưa.

KỸ THUẬT TRỒNG

Đầu tiên, bạn tiến hành đào một hố sâu khoảng 30cm ở ngay chính giữa hố, đặt cây cà phê vào và hướng cho cây được thẳng đứng. Song song với đó là vun đất lắp bề mặt rễ cho đến khi ngập đầy phần gốc cây cà phê.
Sau đó, tiến hành làm bồn và tạo bờ xung quanh hố, lưu ý quan trọng là không được làm vỡ bầy, sau khi trồng xong cần phải ủ gốc bằng rơm rạ và phun thuốc trừ sâu Confidor 100SL nhằm mục đích ngăn mối.

TỦ GỐC, CHE TÚP

Sau khi trồng, bước tiếp theo bạn phải tủ gốc bằng việc dùng rơm rạ, cỏ khô tủ phần gốc với độ dày vào khoảng 5 đến 10cm, nên lưu ý là phải trồng cách phần gốc từ 5 đến 10cm để ngăn ngừa mối. Sau đó tiến hành che túp vào mùa nắng để chống gió và rét cho cây cà phê, mùa mưa không cần che.

CHĂM SÓC CÂY CÀ PHÊ

Một tháng sau bạn tiến hành chọn ra những cây bị chết, còi cọc kém phát triển để thực hiện kĩ thuật trồng dặm. Lời khuyên là nên trồng dặm trước 1 đến 2 tháng sau khi kết thúc mùa mưa là tốt nhất. Kĩ thuật này tương tự như trồng mới.

LÀM CỎ, TỦ GỐC

Trong giai đoạn phát triển của cây cà phê, bạn liên tục phải ngăn ngừa, diệt trừ cỏ dại để tránh việc cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây cà phê. Ngoài ra, phải liên tục tủ gốc cho cây nhằm mục đích giữa ẩm, điều hòa nhiệt độ của đất, giúp đất tơi xốp, giảm việc tưới nước và làm cỏ.
CÂY CÀ PHÊ : CẤU TẠO, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, QUY TRÌNH TRỒNG

TRỒNG XEN CÂY

Bạn nên trồng xen những loại cây ngắn ngày khác nhằm mục đích bảo vệ và cải tạo đất, ví dụ như cây đỏ, cây lạc. Ngoài ra, sau khi thu hoạch những loại cây ngắn ngày này thì phần lá, thân, cành sẽ được tận dụng để làm nguyên liệu tủ gốc cho cây cà phê.

Super Power Coffee

 - Chúng tôi nhà cung cấp cà phê hạt rang, cà phê bột nguyên chất thành phẩm mang thương hiệu Super Power

- Chúng tôi nhượng quyền cà phê mang thương hiệu Super Power, đảm bảo cho quý đại lý hàng hóa chất lượng và lợi nhuận cao.

- Chúng tôi hoan nghênh quý đại lý đến trực tiếp tại xưởng sản xuất để trực tiếp xem xét và thưởng thức hương vị cà phê thật do chúng tôi sản xuất ra

- Chúng tôi cam kết sản phẩm của chúng tôi đạt các tiêu chuẩn về VSATTP và HCCP.

 - Tất cả chào mừng quý khách hàng. Zalo 0888 871 871

Để lại thông tin

Hỗ trợ khách hàng